Nguyên tác: Tôi là Bêtô
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Vừa coi xong “Tôi là Bêtô”, tớ vọt lên type ngay bài review… Cũng lâu rồi tớ chưa viết bài review nào ^_^
“Tôi là Bêtô” nói ngắn gọn, là về thế giới quan của một con cún.
Đơn giản lắm.
Chẳng phải là thế giới quan của một đứa trẻ vừa nhận thức được thế giới…
Chỉ là thế giới quan của một con cún, những chuyện trong nhà, ngòai vườn, chuyện rất đỗi bình thường về những người nuôi mình, và những con cún khác. Thành ra lại càng đơn giản.
Nhưng các cậu nào biết tớ thì mười mươi rằng nếu chỉ có thế tớ chẳng viết bài review làm chi >o<
Bây giờ nói về thế giới quan trứơc.
Quả thật tớ rất bị cuốn hút bởi cái gọi là “thế giới quan”, thế giới quan của một con cún, nghe thú vị đó, nên tớ cũng muốn biết nó ra làm sao ^o^ Tìm hiểu về một thế giới quan khác của mình là một điều đặc biệt. Hơn một lần tớ từng ước mình nhìn đời bằng con mắt của những người tớ ngưỡng mộ… Haruki Murakami sensei chẳng hạn.
Nếu cậu đọc manga “Honey and Clover”, cậu sẽ biết Hagumi Hanamoto. Cô bé đó là một thiên tài. Cô ấy đắp tượng người và quệt cọ trên giá vẽ. Một cô bé nhỏ nhắn, mong manh và bất an như cánh bướm trắng. Ngay cả những người được xem là bậc tiền bối của cô ấy cũng từng nói “Tôi muốn được biết cuộc đời dứơi con mắt của Hagu”.
Tranh của cô rất lạ
Cô ấy nhìn thấy vườn sakura không giống như chúng ta đang thấy.
“Hoa anh đào Hagu vẽ… không giống như những gì chúng ta thường nghĩ…mà rất lạ… phải không? Từ ánh mắt của Hagu… hoa anh đào là như vậy sao…”
Cô ấy nhìn mọi thứ bằng cái gì? Và đã thấy cái gì?
Hay như trong một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Thuần có tên “Hóa thân cánh trắng”, đó là thế giới quan của một người điên. Người điên quan sát chính cử động của mình, thế giới quan của họ đơn giản là một cách nhìn khác, khác hòan tòan so với những gì ta tưởng.
Còn Bêtô, cậu ấy nhìn thấy cái gì?
Những thứ rất dễ thương.
Cậu ấy không chồm với được những chiếc quần mắc trên cao, tức anh ách vì không kéo chúng xuống để nhay được, cậu ấy kết luận con người thường thích treo quần áo trên những chiếc mắc áo cao thật cao, và “đó là những ý thích bệnh họan”.
Cậu ấy cho là với được tới một chiếc quần treo cao, đồng nghĩa đã chinh phục được cái gọi là tự do ^_^ Cậy ấy cho là với một đứa trẻ, ngồi trong rạp chiếu phim bao giờ cũng thú vị hơn ngồi trong lớp học, hiển nhiên như tự do bao giờ cũng hấp dẫn hơn luật lệ…
Nhưng mừ, xen lẫn vào những quan niệm dễ thương đó. Còn có cái gọi là triết lí. Xuyên suốt. Mà hẳn là con người còn chưa tưởng thấy nổi (tớ không bàn đến chuyện người viết ra câu chuyện này la một con người nhá >o<)
Cún Laica buồn vì phải xa bà. Buồn rũ. Bêtô nhận xét: Mỗi người sẽ héo theo cách của mình. Tươi như hoa lan hoa huệ nghe nói cũng là một cách héo”. Có con cún nào nói được vậy không?! Hì. Ế thì cuộc đời này như thế nào do mình xây dựng nên, cả cái thế giới quan của mình và những gì biểu lộ trên mặt mình nữa, cũng là do mình tự tạo ra mà thôi.
Nhìn thấy một người nào đó đang sầu thảm, đừng vội kết luận, có thể lòng họ đang nở ngàn hoa.
Nghe vô lí nhở? Cậu không tin thì nhìn tớ đi.
…
Tiếp nào.
Bino, con cún thân thiết nhất bên Bêtô, luôn sợ phải xuống cầu thang (mặc dù nó rất khóai leo lên đó), và “nó mắc kẹt trong sự sợ hãi của chính nó”. Cũng đúng, sự sợ hãi của con người thì cũng do con người tạo ra mà thôi. Nỗi sợ thứ gì đó còn ghê gớm hơn chính thứ đó mừ. Sợ hãi là cái cảm giác ngu ngốc nhất của con người. Nó chỉ là một thứ cảm xúc giả bộ thôi…
Nói thì hay lắm, chứ ai cũng biết tớ nhát hơn cáy.
…
Tiếp.
Sự hòai niệm. Hòai niệm của ba chị Ni, chủ nhà… Một người yêu miền quê đích thực, mãi làm thơ về miền quê. Nơi có nắng, gió, cầu ao, chuồn chuồn, và mưa rơi. Chỉ là một con cún mãi quanh quẩn trong nhà ngòai ngõ, Bêtô chưa bao giờ nhìn thấy những đó, nhưng đó là những thứ, đối với cậu, vừa xa lạ vừa gần gũi: “ngay cả tôi, tôi cũng có một miền quê trong tiềm thức đó thôi”… Một miền quê chưa bao giờ thấy, một miền quê xa xưa. Chẳng phải là xa xưa trong kí ức, mà là xa xưa trong nguồn cội, trong thiên nhiên, xa đến thời Adam và Eva được sinh ra… tan hòa trong thiên nhiên mà thành gần gũi.
Tớ chẳng biết Adam và Eva của cún được gọi thế nào, nhưng cũng chẳng có gì khác nhau hết.
Trong “Tôi là Bêtô”, điểm đặc biệt mà tớ thấy thú vị là sao nó nói những điều gần gũi với thế giới quan của tớ thế. Nó nói về cái tên (lại cái tên!), và sự quên lãng (lại sự quên lãng!)
Sự quên lãng trước nhé. Bêtô từng hỏi Binô “Nếu tao chết đi, chắc là mày rất nhớ tao?” – “Tao sẽ nhớ mày mãi mãi, cho đến chừng nào tao cũng chết đi như mày. Nếu tao luôn sống trong một kí ức của ai đó, tao sẽ không bao giờ chết, Bêtô.” Ừ hử, rõ là thế, nghe rất triết lí đúng hông. Cậu đã đọc “Biển” của John Banville chưa? Một người dù mộ xanh cỏ, linh hồn vẫn sống mãi trong trái tim những người còn sống, rồi khi những người còn sống ấy chết, họ cũng sẽ sống mãi trong trái tim của thế hệ sau… Tiếp diễn tiếp diễn…
Nếu tôi chết, dù linh hồn tôi sống trong những người tôi yêu thương, thì khi họ chết, linh hồn tôi trôi về đâu?
Bay vào hư vô, thành vô danh… Bay trong chơi vơi… Tan
Người ta gọi đó là sự quên lãng…
Lại không thể ngừng nói về “Lain”. Nó đã giáng cho tớ một cú sốc nặng có tên là “Quên Lãng”. Lain đau, vì nhiều thứ, và có thể quên đi tất cả, quên sạch sẽ, bắt đầu lại từ đầu, chỉ cần một cái gật đầu với người đó. Nhưng cậu sợ hãi sự quên lãng. Day dứt, hoang mang, đau khổ, cuối cùng cái mà Lain chọn là: thà sống như vậy, còn hơn là quên đi tất cả! Cậu từ chối người đó.
…Và hài lòng về quyết định của mình.
Cậu chỉ quên rằng, với người đó, thứ cậu đã chọn chính là sự Quên Lãng.
…
Về cái tên, Lão Hiếng, kẻ thù của lũ cún, chẳng có một cái tên nào trừ cái biệt danh đó. “Mỗi người sinh ra đều có một cái tên. Cái tên là dấu hiệu để phân biệt người này với người khác. Không có tên, người ta gọi là vô danh.” Nhớ lại “Monster” của Naoki Urasawa, manga gây cho tớ những ấn tượng đầu tiên về một cái tên. Johan là con quái vật không tên, hắn quay quắt trong những hồi ức của cô em gái song sinh, tìm một cái tên, và ấp để con quái vật nở trong tim. Cuối cùng, hắn vẫn chẳng có được cái tên của chính mình…
Đối với tớ thì, cái tên, cũng là cái thuộc về xã hội, tớ thường không thích những ràng buộc đó. Nhưng rành là tớ phải sống trong nó.
Cần một cái tên để làm gì?
Tên thật ư?
“Hãy cứ gọi chúng tôi là Nhục Đậu Khấu và Quế!”
(Biên niên kí chim vặn dây cót – Haruki Murakami)
Ừ thì tớ cần một cái tên.
Nhưng chẳng phải mình muốn người khác nhận ra mình, cái điều sâu thẳm gọi là tâm hồn, hơn là thứ gọi là Cái Tên sao?
Cái tên cũng chỉ là sự giả bộ.
Một con ngốc đã gủi cho tớ mấy dòng này:
“Em là không ai
Hay là ai?
Em không là ai
Hay là ai?”
(Người ăn gió và quả chuông bay đi – Nhật Chiêu)
Và tớ thấy cái tên, đối với cô ấy, chẳng là cái gì hết á.
Nhưng mừ, đọc “Tôi là Bêtô”, cậu sẽ thấy cái tên của cậu đáng yêu lắm lắm. Đáng yêu đến mức đọc xong truyện cậu sẽ cảm thấy sự thôi thúc tự gọi tên mình một cách trìu mến, tớ biết một con ngốc khác đọc xong đã làm chính xác cái điều đó.
Tớ thì không làm đâu
Chỉ nhẩm tên mình trong đầu thôi ^_^
—–
Review xong, bi giờ nói đôi điều:
Thứ nhất, tớ đề nghị các cậu đọc bài Review này sau khi đọc “Tôi là Bêtô”, vì tớ nghĩ cái cảm giác khi đọc bài Review khác với cảm giác trong sáng trong truyện. Nhẽ ra tớ phải để dòng này lên đầu tiên, nhưng thế thì sẽ không ai đọc entry này của tớ mất!
Thứ hai, xin lỗi, đây không phải là bài review đúng nghĩa, nhẽ ra tớ hông nên chen cảm xúc của mình vào, nhưng thôi, thích viết vậy hơn ^_^ So với bài review gần đây nhất Honey and Clover ngắn cũn, thì viết được nhiêu đây chữ là hay lắm ồi đó
Nỉ non ^.^